Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các trang mạng xã hội, KOC đang dần trở thành một trong những lựa chọn để các thương hiệu, nhãn hàng quảng bá cho sản phẩm/ dịch vụ của mình trong các chiến dịch Marketing. KOC vẫn còn là khái niệm mới mẻ đối với nhiều người. Trong bài viết này, hãy cùng LetsViet tìm hiểu về KOC là gì và có điểm gì khác biệt giữa KOC và KOL nha!
KOC Là Gì?
KOC (Key Opinion Consumer) được định nghĩa là người được thuê review sản phẩm, là người tiêu dùng có sức ảnh hưởng đến việc cân nhắc và quyết định mua hàng của một nhóm người nhất định (bạn bè, người theo dõi,…).
Công việc của một KOC là nhận dịch vụ/ sản phẩm từ phía đối tác, sau đó trải nghiệm và đưa ra đánh giá dịch vụ/ sản phẩm đó một cách chân thực và khách quan.
Để KOC chia sẻ được thông tin dịch vụ/ sản phẩm đó đến người theo dõi mình, họ sẽ cần làm video hoặc viết bài đánh giá đăng lên các trang mạng xã hội để đưa sản phẩm/ dịch vụ đó tiếp cận được đến người theo dõi mình.
KOC và KOL khác nhau như nào?

Với phần trên bạn đã có thể hiểu về khái niệm KOC là gì. Bên cạnh KOC thì KOL và Influencer là những công việc HOT và phát triển khá mạnh mẽ ở thời điểm hiện tại. Việc kiếm tiền thông qua review trên các trang mạng xã hội ngày càng phổ biến, những thuật ngữ KOC và KOL thường dễ bị nhầm lẫn.
Dưới đây là một số tiêu chí giúp bạn hiểu được sự khác nhau giữa KOC và KOL:
Về mức độ phổ biến
Các thương hiệu khi muốn quảng bá sản phẩm/ dịch vụ đến khách hàng tiềm năng của mình, họ sẽ chủ động liên hệ với những KOLs để trao đổi, ký hợp đồng. Thương hiệu sẽ chi tiền cho việc booking KOLs và KOLs sẽ có cơ hội được trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ miễn phí từ thương hiệu đó. Các KOL hiện nay cũng kiếm được nguồn thu nhập khủng nhờ làm Affiliate cho các sàn thương mại điện tử.
KOC thì ngược lại, họ sẽ đứng trên cương vị người tiêu dùng để sử dụng sản phẩm/ dịch vụ mà mình quan tâm, sau đó đưa ra những đánh giá chân thực để người theo dõi có thể cân nhắc quyết định mua của mình. KOC sẽ nhận được khoản hoa hồng từ thương hiệu dựa trên việc review sản phẩm/ dịch vụ. Ngoài việc tự chi tiền để review sản phẩm, KOC cũng có thể nhận booking từ các nhãn hàng/thương hiệu. Đây là cơ hội để KOC có thể trải nghiệm những sản phẩm mới mà không cần tốn quá nhiều chi phí.
KOL sẽ chịu trách nhiệm quảng bá sản phẩm/ dịch vụ trên quy mô lớn. Còn KOC có độ phủ sóng thấp hơn, tập trung hoạt động ở một nhóm khách hàng mục tiêu nhất định.
Về lượng người theo dõi
Trong các chiến dịch Marketing, các thương hiệu sẽ xem xét lựa chọn KOLs dựa trên lượng người follow. KOLs sẽ có 3 dạng:
- Nano KOLs: là các Influencer có lượng follow từ 1000 – 10.000 người theo dõi.
- Micro KOLs: là các Influencer có lượng follow từ 10.000 – 50.000 người theo dõi.
- Mega KOLs: là các Influencer có trên 1.000.000 người theo dõi.
Đối với KOC, lượng người theo dõi không phải là yếu tố quyết định, chủ yếu là dựa vào sự tin tưởng của khách hàng. Với các KOC mới bắt đầu, bạn có thể không có nhiều người theo dõi. Tuy nhiên, sự ảnh hưởng của họ tới hành vi mua hàng của người khác vẫn có những tác động nhất định dõi.
Về tính chuyên môn
Đối với KOLs, để có thể dẫn dắt người dùng, đòi hỏi họ phải là người có chuyên môn và kiến thức đủ rộng về thị trường ngách của mình. Nhưng KOC thì không hoàn toàn như vậy, họ đứng trên tâm thế của người mua hàng, trải nghiệm để đưa ra những đánh giá dựa trên cảm nhận cá nhân của mình.
Chính vì những đánh giá chân thực, không mang tính chất quảng cáo cho bất kỳ thương hiệu nào mà KOC sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua hàng của người theo dõi. Ngược lại, khi các thương hiệu lựa chọn KOL nhưng quảng bá sản phẩm/ dịch vụ không khéo léo, người xem sẽ dễ dàng nhận ra và có ấn tượng không tốt nếu sản phẩm/ dịch vụ đó được seeding, tâng bốc một cách quá đà.
Tính chủ động
Thông thường, các thương hiệu sẽ chủ động tiếp cận và đưa ra lời mời hợp tác với các KOLs. Bạn có thể thấy được, hiện nay có không ít các dịch vụ Booking KOL hoạt động để giúp các doanh nghiệp tiếp cận KOL một cách nhanh nhất. Phía doanh nghiệp sẽ trả phí booking cho KOL bằng tiền mặt cho sản phẩm/ dịch vụ mà họ muốn quảng cáo.
Còn với KOC, họ sẽ có sự chủ động trong việc lựa chọn sản phẩm mà họ muốn trải nghiệm và đánh giá chất lượng. Các KOC có thể tự mua hoặc tìm kiếm tài trợ từ các chủ shop hoặc thương hiệu/ nhãn hàng. Vậy nên đánh giá của KOC sẽ có phần khách quan hơn so với KOL.
3 nguồn chính để đánh giá chất lượng KOC
Thuật ngữ KOC còn khá mới, vậy nên, lượng người theo dõi sẽ không lớn bằng KOL. Tuy nhiên, lượng người theo dõi trung thành mà KOC có được sẽ tăng dần về lâu dài. Hơn nữa, KOC có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến ý định mua hàng của người xem. Vậy thì làm thế nào để đo lường được hiệu quả mà các KOC mang lại. Thông thường, để đánh giá chất lượng các KOC sẽ dựa trên 3 nguồn chính:
Relevant
Relevant là chỉ số đo lường độ viral, thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong từng lĩnh vực/ ngành hàng khác nhau. Mỗi Influencer có thể hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, lĩnh vực mà Influencer có chuyên môn với tần suất hoạt động, chia sẻ thường xuyên sẽ có Relevance Score cao (trên 60%) và được xếp vào bảng xếp hạng của Influencer. Độ phù hợp này được đánh giá trên Audience của KOC và Brand cùng Content KOC xây dựng tại kênh của họ.
Performance
Đây là chỉ số đo lường hiệu quả bán hàng dựa trên content mà KOC đã chia sẻ và quảng bá. Một Influencer được coi là có tác động lớn đến khách hàng là những Influencer chia sẻ những nội dung thu hút được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ đến từ phía doanh nghiệp.
Growth
Không chỉ gói gọn vào những thông tin có sẵn về sản phẩm, các thương hiệu phải sáng tạo nội dung mới, cập nhật liên tục các xu hướng trên thị trường để có một kế hoạch Influencer Marketing hoàn hảo nhất. Qua đó, họ lựa chọn những KOC phù hợp với sản phẩm, có ảnh hưởng lớn đến đối tượng khách hàng họ nhắm đến để mang lại hiệu quả cao cho chiến dịch quảng cáo.

Tại sao nên dùng KOC để Marketing?
Hiện nay, trong các chiến dịch Marketing, các doanh nghiệp thường kết hợp đa dạng các hình thức tiếp thị. Một trong số đó phải kể đến KOC. Đây là hình thức tiếp thị còn khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng lại mang đến hiệu quả bất ngờ. Nếu được xây dựng với quy mô bài bản sẽ xây dựng được lượng khách hàng trung thành dài hạn và đem lại doanh thu ổn định cho các doanh nghiệp.
Dưới đây là những lý mà các chủ doanh nghiệp/ nhãn hàng nên thuê KOC:
KOC là chìa khóa kết nối khách hàng với thương hiệu
KOC không chỉ mang lại hiệu quả kinh doanh trong thời điểm hiện tại mà nhờ những đánh giá khách quan và chân thực, doanh nghiệp có thể tạo dựng được niềm tin trong lòng khách hàng trong tương lai.
KOC có ảnh hưởng rất lớn đến lượng hàng tiêu thụ
Là lời nhận xét từ người trực tiếp trải nghiệm dịch vụ, không phụ thuộc vào nhãn hàng nên những đánh giá của KOC sẽ sát thực tế, đem đến sự tin cậy cho khách hàng hơn. Từ đó, doanh thu của doanh nghiệp sẽ đạt hiệu quả cao hơn so với các cách truyền thông khác.
Chi phí booking thấp
Nếu hợp tác với KOLs, doanh nghiệp sẽ cần phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn cho việc booking. Với mỗi cấp độ nổi tiếng của KOLs mức chi phí sẽ khác nhau. KOLs càng nổi tiếng thì chi phí phần này của doanh nghiệp sẽ càng cao. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải chịu những chi phí phát sinh trong việc sáng tạo nội dung, các ấn phẩm truyền thông đi kèm.
Tuy nhiên đối với KOC, doanh nghiệp chỉ cần bỏ ra phí hoa hồng trên số đơn hàng thành công hoặc với mức độ tương tác mà họ mang lại trong quá trình làm việc.

Các KOC kiếm tiền như thế nào?
KOC đang là một trong những nghề thịnh hành ở thời điểm hiện tại bởi nguồn thu nhập đem về khủng không kém gì các Influencers.
Những hình thức phổ biến có thể giúp các KOC tạo ra nguồn thu nhập có thể kể đến:
Làm Affiliate Marketing
Đây là hình thức kiếm tiền khá phổ biến áp dụng cho các sản phẩm tương tự như các KOL Tiktok, KOL Lazada, KOL Shopee,…. KOC sẽ tạo các video, bài viết review sản phẩm và đính kèm link mua hàng trên Facebook, Instagram, bio Tiktok, Youtube.
Khi người dùng bấm vào link sản phẩm mà KOC giới thiệu, họ sẽ nhận được hoa hồng dựa trên lượng người dùng mà họ tiếp cận được. KOC có thể làm Affiliate trực tiếp với các sàn thương mại điện tử hoặc thông qua các đơn vị trung gian như Ecomobi, Accesstrade,…
Livestream trên các nền tảng mạng xã hội
Livestream bán hàng là hình thức được sử dụng khá phổ biến không chỉ ở Facebook, Instagram mà hiện nay đã có mặt và rất thịnh hành trên Tiktok ngay khi thời điểm Tiktok Shop xuất hiện. Việc trò chuyện, tạo tương tác trong lúc Livestream đem lại hiệu quả chốt đơn nhanh và giúp các doanh nghiệp/ chủ shop bán được một số mặt hàng muốn đẩy đơn.
Nhận booking PR sản phẩm, tham gia sự kiện của các thương hiệu
Khi có sức ảnh hưởng đối với một nhóm khách hàng nhất định, các KOC có thể kiếm tiền thông qua việc nhận booking trải nghiệm sản phẩm/ dịch vụ từ các thương hiệu hoặc tham gia các sự kiện ra mắt sản phẩm mới, khai trương cửa hàng,… cũng đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các KOC.
Bảng xếp hạng KOC có ảnh hưởng như nào đến doanh nghiệp?
Hiện nay, khi mà KOL ngày càng trở nên nổi tiếng và có sức hút đối với mọi người, thì KOC ra đời và san sẻ thị phần cùng với KOL. KOC đang trở nên rầm rộ và là nghề có tiềm năng hái ra tiền trong tương lai.
Việc lựa chọn KOC có sức ảnh hưởng và đang có nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng phù hợp với sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp muốn quảng cáo sẽ là một trong những yếu tố quyết định thành công của chiến dịch Marketing.
Để chọn được KOC nào phù hợp với doanh nghiệp của mình, bạn có thể tham khảo bảng xếp hạng Real-time tại kocvietnam.vn. Đây show thực tế đầu tiên tại Việt Nam tìm kiếm những nhà sáng tạo nội dung review sản phẩm. Show có sự tham gia của 18 nhà sáng tạo nội dung xuất sắc nhất cùng tranh tài tại CAMPUS với những thử thách mới lạ và bảng xếp hạng được update độ HOT của KOC liên tục.

Những KOC nổi tiếng Việt Nam
Cùng Brand điểm danh những KOC nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và có lượt follow khủng:
- Về mỹ phẩm:
- Call me Duy
- Nguyễn Bùi Nam Phương
- Kiều Thanh
- Về thời trang:
- Pu Mét 7
- Cô Em Mê Mẫu
- Ngọc Tình Review
- Về ẩm thực – du lịch:
- Khoai lang thang
- Châu Muối
- Bé Đăng
Không còn quá mới khi nhắc về KOC, nhưng để trở thành một KOC có sức ảnh hưởng đến thói quen tiêu dùng của khách hàng lại là điều không hề dễ dàng và còn đòi hỏi có sự đầu tư kiến thức và đa dạng trải nghiệm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn đã có được những thông tin hữu ích để hiểu rõ KOC là gì và sáng tạo thêm những cách truyền thông có hiệu quả cho cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.