Chưa bao giờ việc trở thành 1 KOL lại đơn giản đến như vậy. Bạn không cần phải có tài năng xuất chúng hay là một nghệ sĩ với nhiều hào quang mới có được lượng follower đông đảo. Sự phát triển của các nền tảng mạng xã hội sẽ khiến bạn đến gần hơn với công chúng.
Vậy làm như thế nào để trở thành KOL chuyên nghiệp? Các nguồn thu nhập của KOL đến từ đâu? Làm KOL có khó không? Những thắc mắc về cách làm KOL sẽ được chia sẻ dưới bài viết sau đây!
Có thể hiểu KOL là gì?
KOL (Key Opinion Leader) là thuật ngữ dùng để chỉ những cá nhân/tập thể có sức ảnh hưởng đến một bộ phận người trong công chúng. KOL có thể là các nghệ sĩ, người nổi tiếng, hoặc một chuyên gia trong lĩnh vực mà họ đang hoạt động.
Thuật ngữ KOL được công chúng biết đến và quan tâm nhiều hơn trong thời gian gần đây với sự phát triển mạnh mẽ của Tiktok và Youtube. Qua đó, vai trò của KOL cũng dần được khẳng định trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu, sản phẩm từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng.
Để lựa chọn được KOL phù hợp với các tiêu chí mà doanh nghiệp hướng đến, các nhà quản trị cần cân nhắc đến 3 yếu tố sau: số lượng người theo dõi và tương tác, hình ảnh thương hiệu của KOL trong mắt khán giả, hướng tiếp cận thông điệp đến công chúng.

Phân loại KOL
KOL – người có sức ảnh hưởng được chia thành 3 nhóm chính để phân biệt về đặc trưng trong công việc, danh tiếng và lượng người theo dõi. Trong đó,
Celeb ( người nổi tiếng): Celeb hay Celebrity là tên gọi chung cho những người nổi tiếng, được khán giả quan tâm và theo dõi. Celeb có thể là nghệ sỹ, doanh nhân thành đạt, một chuyên gia. Họ không nhất thiết phải có những hoạt động nổi bật trên mạng xã hội. Nhưng sẽ là đối tượng được công chúng theo dõi và quan tâm hàng đầu. Là sự lựa chọn phù hợp cho các nhãn hàng khi tiếp thị trên các phương tiện đại chúng.
Influencer ( người ảnh hưởng): Influencer hay gắn liền với các hoạt động trên mạng xã hội với lượng người theo dõi và tương tác cao. Influencer là người có sức ảnh hưởng trong một cộng đồng/lĩnh vực mà họ đang hoạt động.
Mass Seeder: là người có sức ảnh hưởng trong một phạm vi nhỏ, dễ dàng tiếp cận với các nhóm khách hàng nhỏ lẻ. Vì thế mà lượng người theo dõi và tương tác cũng có phần hạn chế hơn so với các Celeb và Influencer. Tuy nhiên, lợi thế của Mass Seeder là các thông tin mà họ chia sẻ có tính chân thật cao hơn.

Làm KOL có khó không? Những khó khăn khi tiếp cận với nghề KOL?
KOL đang dần trở thành một ngành nghề xu hướng với mức thu nhập khủng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Tuy nhiên, để đánh giá công việc KOL có thật sự dễ dàng hay không, thì không ai dám chắc.
Làm KOL dễ, dễ trong việc thực hiện 1 video, dễ trong việc không cần nhiều vốn để bắt đầu, dễ trong việc tiếp cận được nhiều người xem thông qua 1 video viral. Nhưng trong cái dễ lại có: dễ chán nản, dễ bỏ cuộc, dễ “tha hóa” với hướng đi sai lệch, tạo drama để được nổi tiếng, dễ bị chi phối bởi những ảnh hưởng tiêu cực đến từ cộng đồng mạng.
Ở bất cứ lĩnh vực, ngành nghề nào cũng đều trải qua những khó khăn trong bước đầu thực hiện. Và đối với nghề KOL cũng như thế. Những khó khăn không chỉ dừng lại ở việc: bạn tiếp cận sản phẩm, dịch vụ nhưng công chúng không đón nhận. Bạn chưa tìm được hướng đi rõ ràng trong việc định hình thương hiệu cá nhân. Mà những khó khăn bạn phải đối mặt dài hạn gồm có:
- Tính cạnh tranh trong nghề: với một ngành nghề có tính thay thế cao như KOL, hôm nay cô A nổi tiếng, hôm sau sự xuất hiện của cô B đã làm cô A bị lu mờ. Vì thế, khi chưa định hình được thương hiệu cũng như tạo nên dấu ấn riêng biệt, bạn rất dễ bị “lãng quên” bởi công chúng.
- Áp lực về sự nổi tiếng: áp lực từ những bình luận ác ý sẽ khiến bạn chán nản, mệt mỏi khi phải “làm dâu trăm họ”. Áp lực duy trì sự nổi tiếng bằng các cách truyền thông bẩn. Vì thế mà hình ảnh thương hiệu cũng bị ảnh hưởng ít nhiều trong nay mai.

Người làm KOL kiếm thu nhập bằng cách nào?
Chắc hẳn hình ảnh các KOL không làm gì, suốt ngày đi du lịch, mua sắm, nhưng vẫn có tiền để tiêu xài thu hút được nhiều sự chú ý từ công chúng. Vậy, các KOL đã kiếm thu nhập bằng cách nào?
Tiếp thị liên kết
Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing) là hình thức kiếm tiền nhàn rỗi khi bạn không cần bỏ ra quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để tạo ra sản phẩm. Mà thay vào đó, bạn chỉ cần giới thiệu sản phẩm từ các bên đối tác thông qua link liên kết để nhận được tiền hoa hồng.
Về cách thức hoạt động, bạn chỉ cần đăng tải 1 video review sản phẩm và gắn link liên kết mua hàng, người xem sẽ bấm vào đặt mua. Khi giao dịch thành công, bạn sẽ nhận được tiền hoa hồng từ các bên đối tác của những sàn thương mại điện tử như khi là KOL Shopee, KOL Lazada,… Mức hoa hồng cao nhất có thể lên đến 20% giá trị của đơn hàng.
Từ Views trên Youtube, Facebook, ….
- Đối với Youtube: 2 nguồn thu chính của Youtube dựa vào lượt view và quảng cáo hiển thị. Trong đó, quảng cáo hiển thị sẽ xuất hiện ở đầu video hoặc giữa video của bạn để tiếp cận được các khách hàng mục tiêu của các doanh nghiệp.
- Đối với Facebook: Facebook cũng áp dụng nguồn thu từ quảng cáo hiển thị để trả cho mỗi video của KOL.
Quay đánh giá quảng cáo sản phẩm
Quay đánh giá quảng cáo sản phẩm hay còn gọi là “booking” – là hoạt động hợp tác giữa các nhãn hàng với KOL nhằm mục đích giới thiệu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp đến gần hơn với công chúng.
Với lượng người theo dõi và tương tác cao, các KOL sẽ nhận đánh giá sản phẩm dưới 2 hình thức là: PR và quảng cáo có trả tiền. KOL có thể truyền thông bằng cách đăng tải video/ bài viết/ story tùy thuộc vào yêu cầu và mức giá đã thỏa thuận với doanh nghiệp.
Muốn trở thành KOL cần làm những gì?
Để tiệm cận hơn với ước mơ được trở thành KOL, có thu nhập khủng, bạn cần trang bị thêm những gì? Liệu KOL có cần “đỡ đầu” như cách các nghệ sỹ tìm công ty quản lý hay ông bầu. Bắt đầu làm KOL từ con số 0 có thật sự dễ?
Biết được ưu điểm, thế mạnh của bản thân
Giữa hàng loạt những KOL,KOC, điều gì khiến bạn trở nên nổi bật? Khán giả nhớ đến bạn về điều gì? Những giá trị mà bạn có thể đem lại cho người xem? Cá tính hay màu sắc riêng biệt chính là yếu tố định hình trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu. Việc hiểu rõ những thế mạnh, hạn chế của bản thân sẽ giúp KOL phát triển được hướng đi phù hợp trong tương lai.
Xác định được đối tượng khán giả bản thân hướng đến
Đối với người thợ mộc, cái đục, khúc gỗ là thứ quan trọng nhất. Còn đối với KOL, khán giả chính là lý do mà họ tồn tại. Để xác định đúng đối tượng khán giả mà KOL muốn tiếp cận, bạn phải trả lời được các câu hỏi sau: Đối tượng khán giả mà bạn muốn tiếp cận là ai? Hành vi mua sắm của họ là gì? Họ quan tâm điều gì ở bạn? Những lợi ích mà họ nhận lại khi theo dõi bạn là gì?
Khi bạn hiểu được bản thân mình là ai, đâu là khán giả của mình. Đây là những bước đầu tiên giúp bạn định hình được nội dung trong việc tiếp cận người xem một cách lâu dài và có hiệu quả!
Có sự đầu tư chỉnh chu
Một video/ hình ảnh muốn thu hút sự quan tâm của người xem. Trước tiên nó phải chỉnh chu về mặt âm thanh, hiệu ứng. Chưa nói đến những giá trị nó mang lại, ấn tượng đầu tiên về hình thức sẽ khiến thương hiệu của bạn có thiện cảm hơn trong mắt khách hàng.
Sự đầu tư ấy còn nằm ở việc bạn bỏ ra thời gian, công sức để học hỏi, trao dồi bản thân, phát triển nội dung sao cho thu hút, phù hợp với nhu cầu của số đông người xem.
Networking
Ngay từ những ngày đầu khi trở thành KOL tập sự, bạn nên tích cực mở rộng mối quan hệ với những KOL cùng lĩnh vực để hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong việc phát triển bản thân, hợp tác nhiều dự án. Hơn thế, networking ở đây còn được hiểu là việc chủ động liên kết trong công việc, chủ động liên hệ với các bên đối tác để được nhận review và giữ mối quan hệ đẹp, không bị lãng quên với các doanh nghiệp
Chia sẻ của một số KOL nổi tiếng về nghề KOL.
Long Chun
Long Chun là một Tiktoker với khoảng 5,7 triệu người theo dõi. Ngoài công việc là một Tiktoker, Long Chun còn là một diễn viên, Founder của thương hiệu quán ăn “Một Buổi Sáng”.
Long Chun từng có những chia sẻ về công việc làm KOL và mức thu nhập anh nhận được, cụ thể: “Về thu nhập của mình, có những tháng ít thì mình kiếm vài trăm. Còn có những tháng cao điểm, nhiều công việc, có thể là mình được gần 1 tỷ. Cái đó là mình nói thật, chứ mình không có chém gió”

Lê Bống
Lê Bống là một trong những cái tên quen thuộc trong cộng đồng những người sử dụng”Tóp Tóp” với khoảng 9,1 triệu follower. Trong một clip phỏng vấn gần đây, Lê Bống đã chia sẻ về mức thu nhập hàng tháng cô có thể kiếm được từ công việc KOL bao gồm: nhận review sản phẩm, đại diện thương hiệu, Affiliate Marketing, đi gameshow, event, mức thu nhập khoảng 100 đến 200 triệu đồng.

Hy vọng với bài viết trên, chúng tôi đã giải đáp được những thắc mắc của quý bạn đọc về cách làm KOL và những thông tin có liên quan. Những thông tin được tổng hợp và đánh giá theo phương diện khách quan, nhằm đem đến cái nhìn chân thật nhất cho người xem về thới giới quan của các KOL.